ĐTQG Thể thao điện tử Việt Nam,ĐTQGThểthaođiệntửViệtNamthiđấubiểudiễntạiHàngChâuTrungQuốazur lane tier list gồm 10 vận động viên, sẽ đại diện cho quốc gia thi đấu biểu diễn ở hai bộ môn: AIES Robot Sports– Ultimate Battle Robots (thi đấu Robot) và AIES XR Sports - Steelraid (thể thao thực tế ảo) tại Trung tâm thể thao điện tử Hàng Châu (Trung Quốc) trong hai ngày 11 và 12.11.2023. Đây là sự kiện trình diễn đặc biệt sau thành công của ASIAD 19 đã khép lại ngày 8.10.2023.
Tại bộ môn AIES Robot Sports, 6 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ cùng tham gia thi đấu biểu diễn gồm Việt Nam, Hong Kong (Trung Quốc), Thái Lan, Tajikistan, Kazakhstan và Kyrgyzstan. 5 thành viên đại diện cho Việt Nam tham dự bộ môn này đều đến từ Đại học Lạc Hồng, một trong những ngôi trường sở hữu nhiều thành tích đáng nể tại các cuộc thi liên quan đến công nghệ và Robot.
Cụ thể, Đại học Lạc Hồng từng giành 3 giải vô địch Robocon châu Á – Thái Bình Dương, 9 giải nhất tại cuộc thi Robocon Việt Nam và nhiều giải thưởng về công nghệ, khoa học sáng tạo khác. Chịu trách nhiệm dẫn các vận động viên tham dự sự kiện lần này là HLV Lê Hoàng Anh, người có hơn 15 năm kinh nghiệm thi đấu Robot tại Việt Nam và quốc tế.
Các chuyên gia đánh giá AIES Robot Sports là bộ môn chuyên sâu về khoa học và công nghệ với số hóa, trí tuệ nhân tạo và sản xuất robot làm phương tiện vận chuyển và đối đầu cạnh tranh. Bộ môn này yêu cầu các sự vận dụng chiến thuật, phối hợp giữa các thành viên để điều khiển Robot thi đấu đối kháng. Đặc biệt, vận động viên sẽ phải lựa chọn một trong bốn con Robot do ban tổ chức cung cấp để thi đấu theo bộ quy tắc nhất định và thời gian xác định.
Trong khi đó, tại bộ môn AIES XR Sports, đội tuyển Việt Nam gồm 5 thành viên chủ chốt sẽ tham gia tranh tài cùng các đội đến từ Hong Kong (Trung Quốc), Thái Lan, Tajikistan, Kazakhstan và Kyrgyzstan. Những thành viên đại diện cho Việt Nam đều thuộc đội công nghệ thực tế ảo Holomia với kinh nghiệm nhiều năm.
Bộ môn AIES XR Sports sẽ thi đấu trong môi trường kết hợp VR, AR và MR, định vị VR không gian rộng, chụp chuyển động và các công nghệ khác trong không gian ảo. Vì vậy, người thi đấu sẽ hoàn toàn nhập vai vào môi trường giả lập. Vận động viên sẽ đạt điểm số bằng cách bắn vào áo giáp năng lượng của nhau, người hoặc đội có điểm cao hơn trong thời gian quy định sẽ chiến thắng. Bộ môn này đòi hỏi yêu cầu thể chất, thể lực cũng như tư duy chiến thuật cao để có thể phối hợp cùng với đồng đội.
Hai môn thi đấu biểu diễn năm nay đều do MIGU, một công ty con của China Mobile Communications Group và Liên đoàn Thể thao điện tử châu Á (AESF) phối hợp chủ trì tổ chức. Ban tổ chức đại hội hy vọng những nội dung mới này sẽ giúp mọi người hiểu thêm về cách công nghệ kỹ thuật số có thể tích hợp liền mạch với các môn thể thao truyền thống, mở rộng góc nhìn mới về một khía cạnh khác của thể thao điện tử.
Sự kiện trình diễn cũng đánh dấu lần đầu tiên các cuộc thi thể thao theo định hướng công nghệ và đổi mới được đưa vào các đại hội thể thao châu lục. Ủy ban Olympic quốc gia (NOC) từ nhiều quốc gia và khu vực châu Á đã thể hiện sự nhiệt tình to lớn đối với việc các đội của họ tham gia sự kiện trình diễn, trong đó có Việt Nam. Hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam (VIRESA) đã và đang tiếp tục đồng hành cùng các thành viên của đội tuyển để mọi người có được sự chuẩn bị cũng như tâm lý tốt nhất để sẵn sàng thi đấu, giành thứ hạng cao nhất cho đoàn thể thao Việt Nam tham dự sự kiện này.